Tel: 02516 505 099 | Đồng Nai -Tp.HCM - Bình Dương
sao-lam-logo-web500-vien-trang
Chất lượng hàng đầu - Dịch vụ hoàn hảo

Vận đơn là gì? nội dung cần nắm khi tiến hành nghiệp vụ vận đơn

Đánh giá

Đã xem: 4026
Vận đơn là gì? nội dung cần nắm khi tiến hành nghiệp vụ vận đơn

Vận đơn là gì ? vận đơn có bao nhiêu loại? tác dụng của từng loại? nội dung cần nắm khi tiến hành nghiệp vụ vận đơn ? bill of lading - b/l là gì? 

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa là khâu tạo ra giá chị gia tăng cho hàng hóa, không làm thay đổi bản chất, tính chất, thành phần cấu tạo chính của hàng hóa. Và, vận tải cũng góp phần làm đảm bảo hoặc tăng thêm chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình của nó. Trong hoạt động vận tải, thì vận chuyển góp một phần không nhỏ về tính quyết định thời gian, chất lượng, và giá thành. Trong hoạt động vận chuyển khâu nào cũng quan trọng, chứng từ nào cũng quan trọng nhưng có một chứng từ chúng ta không thể bỏ qua và có bất kỳ sơ suất nào, đó chính là Vận đơn (Bill of lading) .

vận đơn là gì

VẬN ĐƠN LÀ GÌ ?

Vận đơn đường biển, (Viết tắt là B/L - Bill Of Lading) Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.

Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.

NỘI DUNG CHÍNH TRÊN BILL OF LADING (B/L)

  • Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề
  • Tên người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công ty hay hãng vận tải
  • Tên địa chỉ của Người giao hàng (Shipper, Consignor, Sender): thường là bên bán.
  • Người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích danh, ô này sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vô danh thì sẽ ghi "to (the) order", "to (the) order of..."
  • Bên được thông báo (Notify Party): ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C, để thông báo về thông tin hàng hóa, hành trình con tàu.
  • Nơi nhận hàng (Place of Receive)
  • Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading)
  • Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
  • Nơi giao hàng (Place of Delivery)
  • Têu con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.)
  • Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original)
  • Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers)
  • Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages)
  • Mô tả hàng hóa (Description of Goods)
  • Trọng lượng tổng (Gross Weight) Trọng lượng bao gồm cả bì
  • Trọng lượng tịnh (Net Weight)
  • Ngày và nơi ký phát vận đơn

CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN VẬN ĐƠN

Vận đơn đường biển có các chức năng sau:

  • Là biên lai của người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu) giao cho người gửi hàng, xác nhận số lượng, chủng loại, tình trạng hàng mà người chuyên chở nhận lên tàu.
  • Là bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.
  • Vận đơn gốc là một chứng từ trao quyền sở hữu prīmā faciē (khi xuất trình đầu tiên) đối với hàng hóa cho người nhận hàng được chỉ định trong vận đơn hay cho người nắm giữ hợp pháp vận đơn. Theo nguyên tắc "nemo dat quod non habet" ("không ai có thể trao cái mà ông ta không có") thì người bán không thể chuyển giao quyền sở hữu tốt hơn quyền sở hữu mà bản thân người đó đang có; vì thế nếu hàng hóa phải chịu ràng buộc (như cầm cố, chịu phí hay thế nợ), hoặc thậm chí bị trộm cắp, thì vận đơn sẽ không đảm bảo trao quyền sở hữu đầy đủ cho người nắm giữ vận đơn.
  • Là công cụ chuyển nhượng. Vận đơn có thể được giao dịch theo cách giống như giao dịch hàng hóa, và thậm chí có thể được vay mượn nếu mong muốn (như chiết khấu để vay tiền ngân hàng; cầm cố như một loại tài sản để xin cấp tín dụng). Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI (trao đổi chứng từ điện tử) là việc rất khó khăn hiện nay.

TÁC DỤNG CỦA VẬN ĐƠN:

+ Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,

+ Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,

+ Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,

+ Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN

1/ Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn

+ Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading)

+ Vận đơn theo lệnh (to Order Bill of Lading)

Ví dụ: công ty SONY bán hàng cho công ty SAO MAI, công ty SONY là người gửi, công ty SAO Lam là người nhận.

*/ Trường hợp thứ nhất, vận đơn được lập theo lệnh người gửi

Ở mục: “Consignee” người ta có thể ghi “to the order of shipper” hoặc “to the order of SONY” hoặc nếu chỉ ghi “to the order” thì cũng phải hiểu đó là theo lệnh người gửi. Với vận đơn này, mặt sau phải có ký hậu chuyển nhượng của công ty SONY. Ký hậu như thế nào là đúng???

*/ Trường hợp thứ hai, vận đơn được lập theo lệnh người nhận

*/ Trường hợp thứ ba, vận đơn được lập theo lệnh người thứ ba (người thứ ba thường là ngân hàng)

+ Vận đơn xuất trình (to Bearer Bill of Lading)

2/ Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn

+ Vận đơn hoàn hảo (Clean Billof Lading)

+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading)

3/ Căn cứ vào cách chuyên chở người ta chia ra:

+ Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading)

+ Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

4/ Nếu so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu thì người ta chia ra:

+ Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L)

+ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L)

Ngoài những vận đơn như đã nêu ở trên, 2 loại vận đơn sau đây cũng thường được nói đến đó là vận đơn đến chậm và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

+ Vận đơn đến chậm (Stale B/L)

+ Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L)

5/ Vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức

6/ Vận đơn của người giao nhận (House Bill of Lading – HBL) …

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng trong giao nhận vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và khiếu nại (nếu có). Trong thực tiễn sử dụng vận đơn phát sinh nhiều tranh chấp gây ảnh hưởng đến các bên liên quan do các bên chưa thực sự hiểu hoặc có những cách hiểu khác nhau về giá trị pháp lý của vận đơn, về nội dung và hình thức của vận đơn… Vì vậy khi lập và sử dụng vận đơn cần lưu ý những điểm sau đây:

* Giá trị pháp lý của vận đơn:


Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật Hàng hải Việt nam (điều 81 khoản 3) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở. Khi xảy ra thiếu hụt, hư hỏng, tổn thất…. đôí với hàng hoá ở cảng đến thì người nhận hàng phải đứng ra giải quyết với người chuyên chở căn cứ vào vận đơn. Trên lý thuyết thì như vậy nhưng trong thực tế có rất nhiều tranh chấp phát sinh xung quanh vấn đề này. Cụ thể là:

Trong thương mại hàng hải quốc tế thường lưu hành phổ biến 2 loại vận đơn:

Vận đơn loại thông thường (gọi là Conline bill)
Vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu (gọi là Congen bill)
Điểm khác nhau cơ bản của 2 loại vận đơn này là: Conline bill chức đầy đủ mọi quy định để điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở như phạm vi trách nhiện, miễn trách, thời hiệu tố tụng, nơi giải quyết tranh chấp và luật áp dụng, mức giới hạn bồi thường, các quy định về chuyển tải, giải quyết tổn thất chung, những trường hợp bất khả kháng….

Thông thường loại vận đơn này có đầy đủ 3 chức năng như điều 81 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định.

Ngược lại, Congen bill được cấp phát theo một hợp đồng thuê tàu chuyến nào đó. Loại này thường chỉ có chức năng là một biên nhận của người chuyên chở xác nhận đã nhận lên tàu số hàng hoá được thuê chở như đã ghi trên đó. Nội dung của loại vận đơn này rất ngắn gòn và bao giờ cũng phải ghi rõ: phải sử dụng cùng với hợp đồng thuê tàu (to be used with charter parties).

Ngoài ra trong vận đơn loại này bao giờ cũng có câu: mọi điều khoản, mọi quy định miễn trách nhiệm cho người chuyên chở đã ghi trong hợp đồng thuê tàu kể cả các điều khoản luật áp dụng và trọng tài phải được áp dụng cho vận đơn (All terms and conditions, leberties and exceptions of the charter party, dated as overleaf, including the law and abitration clause, are herewwith incorporated).

Trong trường hợp xảy ra mất mát. hư hỏng, thiếu hụt hoặc chậm giao hàng… ở cảng dỡ hàng thì chỉ phải sử dụng vận đơn để giải quyết tranh chấp (nếu là Conline bill), nhưng sẽ phải sử dụng cả vận đơn và hợp đồng thuê tàu (nếu là Congen bill).

Ở đây có thể xảy ra khả năng có mâu thuẫn giữa quy định của vận đơn và quy định trong hợp đồng thuê tàu. Lúc này ưu tiên áp dụng những quy định của vận đơn để giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp cả vận đơn và hợp đồng đều không có quy định gì (khả năng thứ 2) thì áp dụng luật do vận đơn chỉ ra trước, luật do hợp đồng chỉ ra sau nhưng phải xét đến các mối quan hệ liên quan. Vấn đề là ở chỗ các doanh nghiệp Việt nam hay mua hàng theo điều kiện CIF hoặc C&F thì hợp đồng thuê tàu do người bán ký với chủ tàu, người mua (người nhận hàng) Việt nam khó lòng biết được.

Để hạ giá bán, thường là bằng cách hạ giá cước (phần F trong giá C&F vàCIF) người bán hàng nước ngoài sẵn sàng chấp nhận những quy định khắt khe của chủtàu, k? cỏ các quy định về luật áp dụng và trọng tài. Có khi họ thuê cả những tàu già, cũ, rách nát hay hỏng hóc. Nếu có hư hỏng mất mát thiệt hại về hàng hoá thì việc khiếu nại chủ tàu rất khó khăn vì người mua hàng không có hợp đồng thuê tàu trong tay hoặc có những hợp đồng toàn những quy định bất lợi cho người mua hàng.

Đôi khi lấy được hợp đồng thuê tàu từ người bán thì thời hiệu tố tụng không còn nữa hoặc hợp đồng quy định tranh chấp (nếu có) sẽ xét xử theo luật Anh và ở trọng tài hàng hải London…. Những quy định này hết sức bất lợi cho người mua Việt Nam.

Nội dung và hình thức của vận đơn:


– Về nội dung:
+ Mục số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu mô tả hàng hoá phải ghi phù hợp với số lượng hàng thực tế xếp lên tàu và phải ghi thật chính xác.

Khi nhận hàng theo vận đơn, phải lưu ý số hàng thực nhận so với số hàng ghi trong vận đơn, nếu thấy thiếu, sai hoặc tổn thất thì phải yêu cầu [Để xem được liên kết này xin vui lòng Đăng nhập hoặc Ghi danh. ] để khiếu nại ngay. Nếu tổn thất không rõ rệt thì phải yêu cầu [Để xem được liên kết này xin vui lòng Đăng nhập hoặc Ghi danh. ] trong 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng.

+ Mục người nhận hàng:

Nếu là vận đơn đích danh thì phải ghi rõ họ tên và địa chỉ người nhận hàng
Nếu là vận đơn theo lệnh thì phải ghi rõ theo lệnh của ai (ngân hàng, người xếp hàng hau người nhận hàng)
Nói chung, mục này ta nên ghi theo yêu cầu của thư tín dụng (L/C) nếu áp dụng thanh toán bằng tín dụng chứng từ.

+ Mục địa chỉ người thông báo: Nếu L/C yêu cầu thì ghi theo yêu cầu của L/C, nếu không thì để trống hay ghi địa chỉ của người nhận hàng.
+ Mục cước phí và phụ phí: phải lưu ý đến đơn vị tính cước và tổng số tiền cước.
Nếu cước trả trước ghi: “Freight prepaid”
Nếu cước trả sau ghi: “Freight to collect hay Freight payable at destination”. Có khi trên vận đơn ghi : “Freight prepaid as arranged” vì người chuyên chở không muốn tiết lộ mức cước của mình.

+ Mục ngày ký vận đơn: Ngày ký vận đơn thường là ngày hoàn thành việc bốc hàng hoá lên tàu và phải trong thời hạn hiệu lực của L/C.

+ Mục chữ ký vận đơn: Chữ ký trên vận đơn có thể là trưởng hãng tàu, đại lý của hãng tàu.

Khi đại lý ký thì phải ghi rõ hay đóng dấu trên vận đơn “chỉ là đại lý (as agent only)”.

– Về hình thức
Hình thức của vận đơn do các hãng tự lựa chọn và phát hành để sử dụng trong kinh doanh. Vì vậy, mỗi hãng khác nhau phát hành vận đơn có hình thức khác nhau. Tuy nhiên hình thức phát hành không quyết định giá trị pháp lý của vận đơn.

Những hình thức thể hiện của vận đơn:


Hình thức phổ biến nhất là loại vận đơn đường biển thông thường, chỉ sử dụng trong chuyên chở hàng hoá bằng đường biển (trên vận đơn chỉ ghi “Bill of lading”. Loại vận đơn này là loại vận đơn truyền thống đang dần được thay thế bởi loại vận đơn phát hành dùng cho nhiều mục đích, nhiều phương thức chuyên chở. Đó là:

– Loại vận đơn dùng cho cả vận tải đơn phương thức và đa phương thức: trên vận đơn ghi: “bill of lading for combined transport shipment or port shipment”. Loại chứng từ này được hiểu là vận đơn đường biển và có thể chuyển nhượng được trừ phi người phát hành đánh dấu vào ô “Seaway bill, non negotiable”.

– Vận đơn dùng cho cả lưu thông và không lưu thông: “bill of lading not negotiable unless consigned to order” (vận đơn này không chuyển nhượng được trừ phi phát hành theo lệnh)….

Như vậy nhìn vào hình thức vận đơn chúng ta không biết đươc nó là loại nào, giá trị pháp lý như thế nào. Muốn xác định cụ thể ta lại phải xem xét đến các nội dung thể hiện trên vận đơn.

In bài viết

Quý khách cần báo giá chính xác
Vui lòng BẤM VÀO ĐÂY để cung cấp đầy đủ các thông tin nhé!

Liên hệ tư vấn bao bì phù hợp:

Công ty TNHH Bao Bì Sao Lam
Danh mục sản phẩm
baogiabaojumbobaogiabaoppdet
HỖ TRỢ
  • Quy chế hoạt động
  • Giao nhận hàng
  • Hướng dẫn đặt hàng
  • Chính sách đổi trả
  • Chính Sách khiếu nại
  • Cam kết chất lượng
sao-lam-logo-web500-vien-trang

CÔNG TNHH SAO LAM

Trụ sở : G5-7 ấp 4, Thạnh Phú, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
VPĐD: H7-9 nhà liền kề Hóa An, P. Hóa An, Biên Hòa, Đồng Nai
ĐT : 0251 6 505099; Email : saolam.com@gmail.com
MST: 3603210997; Do sở Kế Hoạch và Đầu Tư Đồng Nai cấp ngày 19/09/2014

 

 

dathongbaocongthuong
@ Copy Right 2011, Saolam Packaging